Một thoáng nhìn về quá khứ: Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Sơn

Theo dòng lịch sử:
Để trả lời câu nói trên, thiết nghĩ trước hết chúng ta nên ngược dòng lịch sử Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam để xem tiến trình chiêu mộ ơn gọi như thế nào. Lịch sử Hội Dòng Xitô Thánh Gia có nhiều bước thăng trầm qua gần 90 năm hiện hữu trên đất nước Việt Nam. Năm 1918, vào lễ Đức Maria hồn xác lên trời, Cha Henri Denis, tên dòng là frère Benoỵt Thuận, thành viên của hội Thừa Sai Paris, đã khai trương đời đan tu đại Phước sơn, thuộc giáo phận Huế.
Thế rồi, từ năm 1918 đến 1933, mặc dù đời đan tu nhiệm nhặt, đã có nhiều ơn gọi, đa số xuất phát từ các đại chủng viện miền bắc Việt Nam, hoặc từ nông thôn nghèo nàn. Những ứng sinh thuộc hạng thứ hai này thường chấp nhận sống bậc convers. Tuy nhiên, Cha Henri Denis ngay từ đầu, đã muốn choristes và convers, sống chan hoà tình gia đình. Phải chăng đây là một thích nghi mang tính cách trước Vatican II gần 50 năm. Tôi thiết nghĩ rằng đây là nét đẹp của đan viện Phước Sơn, thủa ban đầu, khả dĩ lôi cuốn được nhiều ơn gọi đan tu.
Thứ đến, chính con người của Cha Henre Denis cũng là yếu tó quan trọng để lôi cuốn các tâm hồn. Con người ấy hẳn thật theo lời quả quyết của Dom André Drillon, viện phụ Lérins, đầy Chúa Thánh Thần. Chính Thánh Thần cho ngài nhiều sáng kiến trong việc thích nghi đời đan tu vào môi trường và tâm lý dân tộc Việt Nam. Cha Jean De La Croix Lê Văn Đoàn, trong một luận án tiến sĩ, bảo vệ tại Centre-Sères, Paris, năm 2004, đã nêu rõ nét hấp dẫn của đời đan tu, cụ thể hoá torng thế hệ đan tu đầu tiên của Dòng Đức Bà Việt Nam.
Sự thánh thiện của Đấng Tổ Phụ, được diễn tả qua sự hy sinh và kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô và Đức Maria, đã nhân thừa con số ứng sinh lên mỗi ngày, đến nỗi sau ngày Đấng Tổ Phụ qua đời 25.07.1933, Dòng Đức Bà Việt Nam đã phải xây dựng một nhà mới, năm 1936, tại miền bắc Việt Nam, torng giáo phận Phát Diệm, nơi đang được điều khiển bởi Đức Giám Mục tiên khởi Việt Nam, tức Đức Cha J.Baptiste Nguyễn Bá Tòng.
Chính vào năm Đấng Sáng Lập dòng được gọi về nhà Cha, Đại Hội Xitô đã chấp nhận cho Dòng Đức Bà Việt Nam Phước Sơn được sáp nhập vào Xitô chung phép (tháng 10.1933). Việc sáp nhập vào một nguồn cội đan tu, với truyền thống phong phú của các bậc thầy thiêng liêng như thánh Etienne Harding hay thánh Bernado càng làm tăng thêm hấp lực trên các ưng sinh đan tu. Nhờ qui chế rất cởi mở của Xitô chung phép, đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn có khả năng thể hiện ước mơ của Đấng Sáng Lập là vừa duy trì truyền thống Xitô vừa hội nhập vào nếp sống địa phương.
Năm 1954, nước Việt Nam bị chia đôi do hiệp định Genève. Người công giáo bắc việt di cư ồ ạt vào miền nam Việt Nam. Các đan viện Phước Sơn và Châu Sơn cũng phải bỏ lại tất cả để vào nam. Bề ngoài, biến cố này xem ra như một thảm hoạ, nhưng trong chương trình của Chúa quan phòng, đó lại là dịp may cho việc phát triển ở miền nam.
Đầu hết, đan viện Phước Sơn tiếp tục chiêu sinh ơn gọi, cũng như các dòng khác, qua việc mở các đệ tử viện (fuvénat). Tuy nhiên, kết quả của việc tuyển sinh này thật khiêm tốn nghĩa là chỉ đạt được khoảng 10% mà thôi.
Năm 1975, nước Việt Nam được thống nhất và đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Đời sống tôn giáo có nhiều hạn chế, như tình trạng các nước Đông Âu trước năm 1989. Các hội dòng hoạt động hay chiêm niệm, đều không được phép thu nhận ơn gọi mới. Đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn và các đan viện khác trong Hội Dòng Xitô thánh Gia phải tự phân tán thành nhiều cộng đoàn nhỏ, để có thể mưu sinh bằng lao động chân tay và tiếp tục duy trì ơn gọi chiêm niệm.
Năm 1978, một thảm hoạ khủng khiếp đổ ập xuống đan viện Phước Sơn: tu viện bị sung công, các thành viên bị nhốt tù. Sau gần bốn tháng, đa số các tu sĩ được trả tự do, trừ cha viện phó Dominico và một tu sĩ khác tiếp tục bị giam giữ trên 6 năm. Các anh em sau khi ra khỏi tù,đã được qui tụ lại torng những nhà nhỏ để tiếp tục sống đời thánh hiến torng những điều kiện rất khó khăn về vật chất cũng nhưng tinh thần. Torng tình trạng ấy, không ai nghĩ đến việc chiêu sinh ơn gọi đan tu. Nhưng ! Phải, có những chữ “nhưng” mà chỉ Chúa quan phòng mới lý giải được!
Năm 1986, cuộc sống tôn giáo trở nên dể thở nhờ sự mở cửa của chế độ hướng về việc giao thương với nước ngoài. Năm 1989, làn gió giải phóng của nước Đông Âu cũng có phần nào tác động lên tình hình chính trị Việt Nam, mặc dù dân tộc Việt Nam vẫn do đảng cộng sản cầm quyền! Cha Dominico Phạm Văn Hiền trước đây là viện phó và tập sư, được trở về lại tu viện Phước Sơn. Ngài đã hợp tác với quý Bề Trên để mở lại tập viện. Mặc dù có rất nhiều khó khăn, ơn gọi chiêm niệm từ từ tăng lên từ con số 14 ứng sinh tiên khởi (trong đó đã có 8 thụ phong linh mục), con số tập sinh được nhân thừa mỗi năm, ngày nay tu viện có 8 tập sinh và 42 postulants.
Trả lời câu hỏi: đâu là những giá trị đan tu đã tạo nên hấp lực trêncác thanh niên Việt nam hiện nay?
Một thoáng nhìn về quá khứ trên đây đã cho bạn thấy cách khái quát những lý do tạo nên hấp lực của đời đan tu Phước Sơn.
Điều đầu tiên mà chúng tôi phải ghi nhận là sự thặng dư ơn gọi không những đang diễn ra trong các đan viện đan tu, mà hầu như trong tất cả các Hội Dòng. Tại đâu?
– Thưa, tại vì dân tộc Việt Nam thấm đậm ảnh hưởng các tôn giáo như Phật Giáo, Khổng Giáo, Cao Đài. Các tín đồ của các tôngiáo đề cao giá trị của đời tu, và mọi người dân Việt Nam dàhh một sự tôn kính đặc biệt cho bậc tu hành. Một thi sĩ trứ danh tức ông Nguyễn Du đã khẳng định: Tu là cội phúc, tình là dây oan” (la vie religieuse est la source du bonheur, tandis que l’amour prophane en est le lieu qui nous attache au malheur). Lòng tôn sùng ấy tạo nên một truyền thống khích lệ các nam nữ, khát vọng tìm hạnh phúc tuyệt đối, tìm nương bóng “cửa chùa”.
– Đối với những người đặt niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, thấy trong hiện tượng sung mãn ơn gọi tu hành một sự “ứng nghiệm” lời nói bất hủ của văn hào Tertulien : “Sanquis martyrum, semen christiunorum”. Phải chăng sự thặng dư ơn gọi thánh hiến cũng là hoa quả của các cuộc bách hại triền miên từ mấy trăm năm nay. Tôi dám gọi thời tian bách hại ấy là mùa đông tôn giáo. Đông qua rồi, đương nhiên mùa xuân phải tới, cây cối đâm chồi, vườn tược trổ hoa.
Ngoài hai ly do nảy sinh ơn gọi trong giới tu hành nói chung, chúng tôi còn phải nêu lên những hấp lực đặc thù của đời đan tu chiêm niệm.
1. Do ảnh hưởng sâu đậm của Phật Giáo trải qua trên một nghìn năm nay, dân tộc Việt Nam thích hướng về đời nội tâm với những phương pháp tu thiền, với những khung cảnh tĩnh mịch của rừng núi. Người ta có thể khẳng định , phần lớn thanh niên có đức tin sâu đậm Kitô giáo có khuynh hướng sống đời đan tu.
2. Nếp sống đan tu Phước Sơn, như đã trình bầy, rất gần với đời sống gia đình Việt Nam, nên bất cứ ứng sinh nào đến đan viện chúng tôi đều đánh giá cao tinh thần gia đình ở nơi đây. Có nhiều đan sĩ Âu Tây sợ các ứng sinh đi tìm sự bù trừ cho tình gia đình mà họ đã bỏ lại ngoài thế gian. Đấng Tổ Phụ chúng tôi, khi chọn danh hiệu Thánh Gia Thất cho hội dòng, ngài muốn con cái ngài vươn tối một gia đình, mà torng đó Đức Giêsu luôn là tâm điểm nối kết. Nói cách khác, sống tình gia đình không gì khác hơn là thể hiện nếp sống lý tưởng của các tín hữu đầu tiên tại Giêrusalem “họ chỉ có một lòng và một linh hồn” (Cv 4,32).
3. Đời sống phụng vụ
Người Việt thích ca hát, bởi lẽ ngôn ngữ việt nam có cung giọng lên xuống với năm nốt nhạc. Nhiều người ngoại quốc khi nghe người việt nói, cứ tưởng như đang nghe họ hát. Do đó sau công đồng Vatican II, Tổng Hội Hội Dòng đã lập ngay một uỷ ban phung vụ và thánh nhạc để xúc tiến việc thích nghi phụng vụ đan tu cho hợp với tâm thức (mentalité) và ngôn ngữ địa phương.
Sau gần 30 năm, kết quả cuộc thích ứng và canh tân phụng vụ đã đạt được kết quả đáng khích lệ: uỷ ban phụng vụ và thánh nhạc đã sáng tác được 10 cung hát thánh vịnh, phổ nhạc các thánh thi, các tiền xướng và đáp ca, ngoài ra các nhạc sĩ đã sáng tác nhiều bài thánh ca theo âm điệu việt nam (nhiều bài được phổ biến trong cộng đồng dân Chúa).
Nhờ những nỗ lực canh tân vừa nêu trên, cộng với con số đông đan sĩ, việc cử hành thần vụ được tăng vẻ long trọng và sốt sắng. Khách đến tĩnh tâm tại tu viện, đặc biệt các ứng sinh chiêm niệm bị đánh động ngay từ phút đầu tiên. Và theo sự thú nhận của nhiều anh em, lòng ước ao sống đời đan tu đã nảy sinh từ các giờ phụng vụ ấy. Phải chăng đây cũng là nét đặc thù của truyền thống Biển Đức, khả dĩ tạo nên nét hấp dẫn qua bao thế kỷ tại các đan viện Âu Tây?
4. Schola dominici servitu
Thánh phụ Biển Đức gọi đan viện là trường học phụng sự Thiên Chúa. Đã là trường học, đan viện phải đặt việc huấn luyện lên hàng đầu. Các đan viện thuộc Hội Dòng chúng tôi có nhiều ơn gọi, nhưng kết quả tuỳ thuộc vào việc huấn luyện đan tu. Việc huấn luyện càng trở nên cần thiết và cấp bách, khi con số đông ứng sinh tới tu viện với nhiều lý do khác nhau, sự chọn lựa của họ không được xây dựng trên những xác tí của Tin Mừng. Nhưng từ từ với việc huấn luyện tiệm tiến và kiên trì, họ nhận ra được những giá trị thực sự của đời tu, để rồi có thể kiên trì tìm hiểu ơn gọi và chọn lựa lý tưởng chiêm niệm một cách trưởng thành.
Để thực hiện mục tiêu trên, một ban huấn luyện của Hội Dòng đã được thiết lập từ năm 1990, vào dịp Xitô mừng ngày sinh thứ 800 của thánh phụ Bênađô. Trong ban huấn luyện này có sự góp mặt của cáv vị tập sư và các vị responsables việc huấn luyện torng các Hội Dòng, các vị đầu hết đã lên chương trình huấn luyện c? bản và thường huấn; kế đến, soạn thảo giáo trình cho các môn học đan tu, đặc biệt nhấn mạnh việc học Lời Chúa và tu luật àv giáo lý công giáo. Với sự tận tâm của các giáo sư, các ứng sinh tự thú nhận là mình được biết đổi nhờ khám phá ra các giá trị đan tu và nhiệt thành đi tìm Chúa mỗi ngày mỗi hơn.
Để kết thúc,
Chúng tôi phải xác định như Đức Gioan Phaolo II, ơn gọi thánh hiến là một quà tặng thiến Chúa Cha ban cho Giáo Hội qua Chúa Thánh Thần (VC 1). Vì thế , khi nêu lên những giá trị đan tu, cũng như những cố gắng mà Hội Dòng đã có, chúng tôi vẫn phải thừa nhận rằng chính Chúa đã dẫn đưa các ứng sinh chiêm niệm tới các đan viện chúng tôi, chứ không phải tự mình chúng tôi có những hấp lực ấy. Chúa Thánh Thần là Khí, làn gió của Ngài thổi đi đâu tuỳ ý (Ga 3,8). Hôm nay quyền năng của Thánh Thần Thiên Chúa đang thi thố mạnh mẽ giữa Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt torng Hội Dòng Xitô Thánh Gia. Chúng tôi dâng lời cảm tạ và ca ngợi tình thương của Đức Kitô, Đấng mang lại niềm hy vọng cho chúng ta.
“Que le Dieu de l’espérance vous donne en plénitude dans votre acte de foi la joie et la paix, afin que l’espéren.
*Theo: Đan Viện Phước Sơn Blog
Bài này đã được đăng trong ĐV Phước Sơn và được gắn thẻ . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

1 Responses to Một thoáng nhìn về quá khứ: Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Sơn

  1. NHƠ VỀ NÚI PHƯƠC

    Đan tu Chiêm niệm nhớ Phước sơn
    Núi Phước đầy phúc còn đâu hơn
    Khổ tu Chiêm niệm hoài ghi nhớ
    Phước sơn tồn động dạ không sờn

    Ơn Phúc Núi Phước xuống ta
    Nhớ nhung cảm nghiệm đậm đà Tình Cha
    Anh em chung sống một nhà
    Vui tình huynh đệ mặn mà khó quên …

    Cao Trí Dũng

Bình luận về bài viết này